News Ticker

Menu

80 bộ thủ cơ bản nhất của bộ chữ Kanji

80 bộ thủ cơ bản nhất của bộ chữ Kanji

Trước khi học chữ ai cũng phải trải qua giai đoạn học chữ cái và học tiếng Nhật cũng vậy.
Trước kia khi HỌC TIẾNG NHẬT thì phần trước tiên chúng ta học là 2 bảng chữ cái hiragana và katakana. Học chữ Kanji chúng ta cũng phải học chữ cái, bảng chữ cái của chữ kanji đó chính là các bộ. Có thể nhiều bạn đã bỏ qua bước này mà học luôn chữ kanji mà không cần học bộ, với những chữ ít nét thì các bạn có thể nhớ được, còn với những chữ có nhiều nét thì sẽ rất khó nhớ. Đó là học vẹt và không bài bản (nhớ rồi vẽ lại, chứ không phải là viết)
 
bộ thủ kanji cơ bản

Chữ Kanji là chữ tượng hình, tưởng chừng được tạo nên không theo quy luật nào cả. Tuy nhiên, thực ra, mỗi chữ kanji là sự kết hợp của các bộ thủ khác nhau. Trong chữ Kanji có 214 bộ thủ, bộ thủ ít nét nhất là 1 nét (一), nhiều nét nhất là 17 nét (龠). Bằng cách ghi nhớ các bộ thủ, bạn sẽ dễ dàng hơn khi học thuộc các mặt chữ tiếng Kanji và ý nghĩa của chúng.

Tuy nhiên trong 214 bộ thủ này có những bộ cả đời chỉ gặp 1-2 lần thì với những bộ như vậy chúng ta không cần phải học, những bộ phức tạp sẽ do những bộ đơn giản cấu tạo thành nên chúng ta không cần phải học hết đầy đủ 214 bộ. Trung tâm Nhật ngữ Hikari sẽ thống kê những bộ thủ căn bản và thường sử dụng nhất để các bạn dễ dàng hơn trong việc học chữ Kanji.
Các bạn phải nhớ âm Hán việt, ý nghĩa và cách viết của 80 bộ dưới đây nhé:
 
STTBộTên Hán ViệtÝ nghĩa
1
NhấtMột, là số đứng đầu các số đếm. Phàm vật gì chỉ có một đều gọi là Nhất cả.
2
CổnNét sổ, đường thẳng đứng trên thông xuống dưới.
3
ChủNét chấm, một điểm.
4
丿PhiệtNét phẩy bên trái của chữ Hán, nét sổ từ phải qua trái.
5
ẤtCan thứ hai trong mười can (Giáp, Ất, Bính, Đinh…).
6
QuyếtNét sổ có móc.
7
ĐầuKhông có nghĩa, thường là phần trên của một số chữ khác.
8
NhânNgười, có hai chân, là sinh vật đứng thẳng, còn có dạng nhân đứng 仁.
9
Nhân (đi)Người, như hình người đang đi.
10
QuynhĐất ở xa ngoài bờ cõi, như vòng tường bao quanh thành lũy.
11
MịchKhăn chùm lên đồ vật, che đậy, kín không nhìn thấy rõ.
12
Đaocon dao. Còn hình thức khác là刂thường đứng bên phải các bộ khác.
13
BaoBọc, gói, khom lưng ôm một vật.
14
ChủyCái thìa.
15
TiếtĐốt tre, một chi tiết nhỏ trong một sự vật hoặc hiện tượng.
16
HánChỗ sườn núi có mái che người xưa chọn làm chỗ ở.
17
Tư, KhưRiêng tư.
18
HựuCái tay bắt chéo, trở lại một lần nữa.
19
KhẩuMiệng (hình cái miệng). Phân biệt bộ khẩu với bộ vi:
bộ khẩu cạnh "trên rộng, dưới hẹp", bộ vi trên dưới bằng nhau
20
ViVây quanh ( phạm vi, ranh giới bao quanh ).
21
ThổĐất ( Gồm bộ nhị 二với bộ cổn丨 như hình cây mọc trên mặt đất ).Cần phân biệt với bộ Sỹ.
bộ thổ nét ngang ở dưới dài hơn nét ngang ở trên, còn sỹ thì ngược lại
22
Truy, TuyDáng đi chậm chạp, theo sau mà đến kịp người đi trước.
23
TịchĐêm tối ( nửa chữ nguyệt - mặt trăng vừa mọc phần dưới chưa thấy rõ ).
24
ĐạiLớn ( hình người dang rộng hai tay và chân ).
25
NữCon gái ( Như người con gái chắp tay trước bụng thu gọn vạt áo ).
26
TửCon ( Hình đứa trẻ mới sinh ra cuốn tã lót không thấy chân ).
27
MiênMái nhà.
28
ThốnTấc, một phần mười của thước.
29
ThiThây người chết, Thi thể.
30
SơnNúi
31
CânCái khăn ( Hình cái khăn cột ở thắt lưng hai đầu buông xuống ).
32
YêuNhỏ nhắn ( hình đứa bé mới sinh ).
33
广Nghiễm, YểmMái nhà ( Nhân chỗ sườn núi làm nhà, cái chấm ở trên là nóc nhà ).
34
DẫnBước dài
35
Dực ( Dặc ):Cái cọc, cột dây vào mũi tên mà bắn, cọc buộc súc vật.
36
CungCái cung để bắn tên.
37
Xích ( Sách )Bước ngắn, bước chân trái.
38
TâmTim. Cách viết khác: 忄Hoặc chữ tiểu thêm nét phảy bên phải (小丶).
39
HộCửa một cánh. ( Một nửa chữ môn 門 cửa rộng hai cánh ).
40
ThủTay. Cách viết khác: 扌, 才.
41
PhộcĐánh nhẹ, đánh khẽ. Cách viết khác攴.
42
Đấu ( Đẩu )Cái đấu, đơn vị đo lường lương thực. ( Đấu thóc, đấu gạo ).
43
NhậtMặt trời, ban ngày.
44
MộcCây, gỗ ( hình cây có cành và rễ ).
45
KhiếmKhiếm khuyết, khiếm nhã ( Há miệng hả hơi ra ngáp ).
46
ThủyNước ( hình dòng nước chảy ). Cách viết khác: 氵.
47
HỏaLửa. Cách viết khác: 灬.
48
NgưuCon bò. Cách viết khác: 牜.
49
KhuyểnCon chó. Cách viết khác: 犭.
50
ĐiềnRuộng ( hình thử ruộng chia bờ xung quanh).
51
NạchBệnh tật ( Người bện phải nằm trên giường ).
52
Kì ( Thị )Thần đất, báo cho biết trước mọi điều một cách thần kỳ. Cách viết khác: 礻.
53
Hòacây lúa.
54
TrúcCây Tre, Hình thức khác: 竺.
55
MịchSợi tơ nhỏ.
56
LãoGià ( người cao tuối râu tóc đã biến đổi ).
57
NhĩTai để nghe.
58
ThảoCỏ. Cách viết khác: 丱, 艸.
59
YÁo. Cách viết khác: 衣.  礻.
60
NgônNói ( hội thoại ).
61
ThỉCon Heo (Lợn).
62
BốiCon Sò ( Ngày xưa dùng vỏ sò làm tiền - tượng trưng cho của quí ). 礻.
63
TẩuChạy
64
Sước, XướcChợt đi chợt dừng lại. Cách viết khác: 辵.
65
PhụNúi đất, đống đất, gò đất. Cách viết khác: 阜.
66
MônCửa
67
ẤpNước nhỏ trong nước lớn, lãnh thổ vua ban cho chư hầu, làng. Cách viết khác: 邑
68
ChuyMột cái tên chung để gọi giống chim đuôi ngắn.
69
Mưa
70
HiệtCái đầu.
71
mễgạo
72
túcchân, đầy đủ
73
lựcsức mạnh
74
sỹquan
75
ngọcđá quý, ngọc
76
mụcmắt
77
xaxe. Cách viết khác: (车)
78
con ngựa. Cách viết khác:( 马)
79
thựcăn. Cách viết khác:( 飠-饣)
80
trùngsâu bọ

Share This:

Post Tags:

Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " 80 bộ thủ cơ bản nhất của bộ chữ Kanji "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM